Theảlũliệucóđúngquytrìthiên hạ béto đó, 2 thủy điện nói trên đều "vận hành thiết bị xả lũ đúng quy trình đã được phê duyệt". Riêng thủy điện Châu Thắng, đoàn kiểm tra phát hiện thiết bị quan trắc mực nước tự động "gặp sự cố" đúng thời điểm rất nhạy cảm này, không ghi nhận được dữ liệu đo tự động kể từ sau 2 giờ ngày 27.9.
Trong khi đó, dữ liệu từ Chi cục Thủy lợi Nghệ An cho biết lúc 23 giờ 42 phút ngày 26.9, chủ đầu tư thủy điện Châu Thắng phát hành thông báo sẽ xả lũ lúc 4 giờ sáng ngày 27.9 với lưu lượng xả từ 76 - 450 m³/giây. Thế nhưng, đến 2 giờ 38 phút ngày 27.9, thủy điện này lại phát thông báo cho rằng do thủy điện Nhạn Hạc ở phía trên xả khẩn cấp nên thủy điện này đã thực hiện xả lũ lúc 2 giờ 35 phút với lưu lượng xả lên đến 1.200 m³/giây. Đến 6 giờ 56 phút cùng ngày, thủy điện Châu Thắng tiếp tục phát thông báo dự kiến đến 8 giờ 30 sẽ tăng mức xả lên 2.500 m³/giây. Trong ngày 27.9, thủy điện Nhạn Hạc cũng thông báo xả lũ với lưu lượng tăng cường từ 500 - 1.100 m³/giây.
Quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả mà Thủ tướng đã phê duyệt năm 2019 quy định "việc vận hành giảm lũ cho hạ du bảo đảm không được gây đột biến dòng chảy, bất thường đe dọa trực tiếp đến tính mạng và tài sản của người dân ở khu vực ven sông ở hạ du các hồ chứa".
Thế nên, điều khiến nhiều người thắc mắc là tại sao trong báo cáo của đoàn kiểm tra vừa qua chủ yếu tập trung kiểm tra theo quy trình vận hành đơn hồ chứa của UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt, mà không chiếu theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa lưu vực sông Cả?
Ngoài ra, thiết bị quan trắc mực nước tự động của thủy điện Châu Thắng "gặp sự cố", nhà máy phải quan trắc bằng phương pháp thủ công liệu có đủ tin cậy để kết luận nhà máy đã tuân thủ quy trình?