Vườn vú sữa tứ quý hơn 3,ếmtiềntỷtừgiốngvúsữađộtbiếvệ sinh công nghiệp tphcm5 ha của ông Nhân ở ấp Mỹ Thuận, xã Nhơn Mỹ, cuối năm trĩu quả. Ở một góc vườn, nhân công đang bao trái để tránh côn trùng, số khác tất bật thu hoạch để kịp giao cho khách hàng.
Gia đình vốn có truyền thống trồng các loại cây đặc sản như xoài, nhãn, vú sữa, nên từ nhỏ ông Nhân có cơ hội tiếp xúc các kỹ thuật chăm sóc và ghép cây. Năm 2010, ông phát hiện trong vườn có cây vú sữa tím 5 năm tuổi cho trái quanh năm, trong khi giống thông thường ra trái trong bốn tháng.
Khi trái chín có trọng lượng 250-500 gram, vỏ bóng và có màu tím đẹp mắt. Ông dùng thử cùi mềm, thịt có độ dai, vị ngọt thanh, ít hạt khác biệt so với các giống thông thường. Cây cho trái quanh năm nên chủ vườn đặt tên là vú sữa tứ quý.
Thấy giống cây lạ, ông dành thời gian theo dõi "cây mẹ", chiết nhánh trồng khắp vườn. Ông còn nghiên cứu ghép (ghép chui cành) cây vú sữa tím lên vú sữa tứ quý. Cây giống ban đầu được ông lựa chọn kỹ, sạch bệnh và khỏe mạnh, trồng khoảng một năm tuổi mới ghép.
Sau nhiều lần thất bại, mãi đến năm 2013, ông Nhân mới hoàn thiện kỹ thuật nhân giống, trồng thành công hơn 100 cây vú sữa tứ quý trong vườn nhà. "Tôi ghép khoảng 200 cây nhưng chỉ thành công khoảng 60%. Cây dễ chăm sóc, mỗi tháng chỉ bón phân một lần", ông nói, cho biết loại vú sữa này cho trái sau 14-18 tháng. Qua 5 năm, một ha cho khoảng 35 tấn trái mỗi năm, cao hơn 10 tấn so với vú sữa thông thường.
Hơn 100 gốc vú sữa ban đầu được chủ vườn định hướng là những cây đầu dòng để tiếp tục nhân giống. Ông Nhân mất hơn hai năm để làm thực hiện các bước khảo nghiệm và vừa đạt chứng nhận vườn đầu dòng với 80 cây.
Cây vú sữa tứ quý có đặc tính nổi trội ra bông tự nhiên quanh năm, chịu được độ mặn. Trong các đợt hạn mặn lịch sử vừa qua, nhiều giống cây trong vườn không chịu nổi nhưng giống vú sữa đột biến vẫn vượt qua, cho trái bình thường. "Tuy cây dễ chăm sóc và ít bệnh nhưng nông dân cần chủ động nguồn nước tưới vào mùa khô để đảm bảo sản lượng", anh Nhân nói.
Năm 2016, anh Nhân bán ra thị trường khoảng 3 tấn vú sữa tứ quý với giá 22.000 đồng mỗi kg. Trái vú sữa lạ lần đầu tiếp cận thị trường nhận được lời khen từ khách hàng. Nhiều người bất ngờ khi lần đầu được ăn trái vú sữa khác biệt. Nhiều vựa trái cây đến tận vườn đặt hàng ông Nhân, sản lượng không đủ bán.
Hiện ông Nhân có khoảng 1.000 cây vú sữa tứ quý cho trái ổn định, khoảng 500 cây tơ. Từ vườn cây đầu dòng, mỗi năm ông bán ra khắp nơi khoảng 100.000 cây giống với giá 80.000 đồng mỗi cây.
Có giá bán khá cao từ 30.000 đến 80.000 đồng mỗi kg nhưng với đặc tính nổi trội, lại có mẫu mã đẹp, nên trái vú sữa lạ được thị trường rất ưa chuộng. Ngoài bán trong nước, hiện ông Nhân liên kết được một số doanh nghiệp xuất khẩu vú sữa tứ quý sang Mỹ. Tổng sản lượng bán trong và ngoài nước khoảng 80 tấn mỗi năm.
Năm 2020, ông Nhân thành lập được hợp tác xã với mục tiêu hình thành vùng chuyên canh vú sữa tứ quý quy mô hơn 30 ha, trong đó 11 ha được ngành chuyên môn cấp mã số vùng trồng. Sản phẩm vú sữa tứ quý cũng được công nhận OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm của Bộ Công Thương) 4 sao cấp tỉnh.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng, tỉnh có hơn 2.300 ha vú sữa, tập trung chủ yếu tại huyện Kế Sách, gồm các giống như vú sữa tím, lò rèn, bơ hồng. Trong đó, giống vú sữa tím tứ quý được ngành chuyên môn và thị trường đánh giá cao vì có ưu điểm nổi trội cho trái quanh năm, mẫu mã đẹp.
An Minh